Cấu tạo của hệ thống điện tòa nhà cao tầng

HDTECH tự hào là một trong những tổng thầu thi công điện (M&E) uy tín với kinh nghiệm triển khai nhiều công trình trọng điểm tập đoàn VNG và các chủ đầu tư lớn tại Việt Nam. Căn cứ vào mặt bằng kiến trúc công trình ta có thể đưa ra nhiều phương án cung cấp hệ thống điện tòa nhà cao tầng khác nhau. Nhà thầu cơ điện M&E phải đảm bảo những yêu cầu dưới đây thì mới được coi phương án thi công điện hợp lý:

  • Đảm bảo chất lượng điện, tức là đảm bảo tần số và điện áp nằm trong phạm vi cho phép.
  • Đảm bảo độ tin cậy, tính liên tục cung cấp điện phù hợp với yêu cầu của phụ tải.
  • Thuận tiện trong vận hành lắp ráp và sửa chữa
  • Có chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật hợp lý.
Công ty cổ Đầu Tư P69 tự hào là một trong những tổng thầu thi công điện (M&E) uy tín
HDTECH tự hào là một trong những tổng thầu thi công điện (M&E) uy tín

Trong quá trình xây dựng, thi công các dự án lớn hoặc nhỏ, ngay cả nhà cấp 4 cũng cần đến thi công điện. Vậy thi công điện là gì, vai trò của thi công cơ điện với các công trình ra sao? Câu trả lời sẽ được tiết lộ ngay dưới đây.

Cấu tạo của hệ thống điện tòa nhà cao tầng

Cấu tạo của hệ thống điện tòa nhà cao tầng gồm có:

1. Hệ điện nhẹ tòa nhà

  • Camera giám sát (chủ yếu dùng camera ip), các hệ thống cảm biến, cảm ứng từ, chống trộm…
  • Mạng điện thoại, mạng máy tính, hạ tầng viên thông, truyền hình của tòa nhà
  • Kiểm soát ra vào
  • Hệ thống điều khiển trung tâm gồm truyền hình, loa phát thanh công cộng.
Hệ điện nhẹ tòa nhà
Hệ điện nhẹ tòa nhà

2. Hệ điện nặng tòa nhà

  • Máy biến áp, máy phát điện
  • Đèn chiếu sáng
  • Hệ thống cấp nước (máy bơm, đường ống..)
  • Trung tâm điều khiển
  • Hệ thống chống sét
Hệ điện nặng tòa nhà
Hệ điện nặng tòa nhà

3. Thi công hệ thống điện tòa nhà cao tầng

Thi công hệ thống điện tòa nhà cao tầng bao gồm những vấn đề chính sau:

  • Phụ tải phong phú, đa dạng (điện áp, công suất, pha…)
  • Phụ tải tập trung trong không gian hẹp, mật độ phụ tải tương đối cao.
  • Có các hệ thống cấp nguồn dự phòng (ác quy, máy phát…)
  • Không gian lắp đặt bị hạn chế và phải thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật trong kiến trúc xây dựng
  • Yêu cầu cao về chế độ làm việc và an toàn cho người sử dụng.

 

Thi công hệ thống điện tòa nhà cao tầng
Thi công hệ thống điện tòa nhà cao tầng

Hệ thống điện nhẹ là gì?

Hệ thống điện nhẹ (Extra Low Voltage Systems – ELV) là hệ thống điện làm việc với điện áp thấp. Bao gồm các hệ thống như: camera, điện thoại, truyền hình,… Hệ thống này có giá trị nhỏ nhưng mang lại nhiều tiện ích cho người sử dụng.

Thông thường, một công trình xây dựng được chia thành 2 phần chính: thi công cơ sở vật chất và lắp đặt hệ thống cơ điện. Hệ thống điện nhẹ chính là một phần quan trọng trong phần cơ điện của công trình.

Hệ thống điện nhẹ bao gồm những gì?

Thông thường hệ thống điện nhẹ sẽ bao gồm những hạng mục sau đây:

1. Hệ thống camera giám sát

Hệ thống camera giám sát còn được gọi là hệ thống giám sát video. Là việc sử dụng các camera để truyền tín hiệu đến một địa điểm cụ thể; trên một bộ màn hình giám sát. Hệ thống camera giám sát là một yếu tố quan trọng trong việc quản lý và kiểm soát an ninh. Với nhiều công nghệ mới trên camera cũng như đầu ghi hình đã làm cho hệ thống camera giám sát trở thành một trong những giải pháp an ninh và ngăn ngừa trộm cắp hàng đầu hiện nay.

Hệ thống camera giám sát đáng tin cậy, hiệu quả và sử dụng dễ dàng. Sử dụng camera ta có thể giám sát được mọi nơi mà ta mong muốn để đảm bảo an ninh, an toàn. Hình ảnh ghi lại được lưu trữ trong trong đầu ghi hình. Có thể dễ dàng xem lại qua phần mềm hoặc trên màn hình giám sát.

 

Hiện tại, camera có thể được kết nối có dây hoặc không dây với hệ thống camera giám sát. Camera giám sát là một biện pháp ngăn chặn hiệu quả đối với bất kỳ mối đe dọa hoặc khu vực nào đòi hỏi phải giám sát bên ngoài liên tục.

Điểm quan trọng trong việc lắp đặt camera giám sát là vị trí của camera. Để đảm bảo rằng camera có thể giám sát khu vực cần thiết trong phạm vi quan sát cũng như độ rõ nét của video ghi lại để đảm bảo khả năng sử dụng video nếu cần thiết.

2. Hệ thống tổng đài điện thoại

Giúp duy trì kết nối thông tin liên lạc ra bên ngoài hay trong nội bộ doanh nghiệp.

 

3. Hệ thống âm thanh công cộng

Hệ thống âm thanh công cộng là hệ thống khuếch đại và phân phối âm thanh điện tử. Bao gồm: mic, bộ khuếch đại và loa phóng thanh. Chúng được sử dụng để cho phép người nói phát biểu trước nơi công cộng. Nó còn được dùng làm hệ thống sơ tán khẩn cấp bằng giọng nói.

Khi kết hợp hệ thống âm thanh công cộng với hệ thống báo cháy thì hệ thống sẽ tự động kích hoạt khi có trường hợp báo cháy khẩn cấp nó sẽ thông báo sơ tán khu vực nguy hiểm và cảnh báo cho khu vực khác. Hệ thống phát thanh công cộng được sử dụng rộng rãi trong các tòa nhà; địa điểm công cộng; cơ quan và trung tâm thương mại,…

Hệ thống báo động chung cho phép điều khiển từ xa các báo động và đèn nhấp nháy (đèn hiệu).

Kết hợp lại, hệ thống này sẽ phục vụ việc sử dụng chung thông tin chuyển tiếp hoặc được sử dụng trong trường hợp sơ tán khẩn cấp.

4. Hệ thống kiểm soát vào ra 

Là một tính năng chính của bất kỳ trung tâm hệ thống bảo mật nào. Hệ thống có thể bảo mật, giám sát và quản lý quyền vào ra của nhân viên trong bất kỳ loại tòa nhà. Ví dụ: Quản lý ra vào trong công trình. Quản lý các cửa ra vào cũng như các thang máy…

Với hệ thống này, nhân viên có thể được cấp thẻ truy cập hoặc sử dụng dấu vân tay (sinh trắc học). họ có thể được cấp quyền truy cập vào các khu vực khác nhau của cơ sở.

Ngày nay, các hệ thống kiểm soát vào ra liên kết với nhau không dây và thường được kết nối với mạng cục bộ để giảm chi phí dây dẫn và tính linh hoạt của việc định vị hệ thống. Đôi khi hệ thống kiểm soát vào ra có thể là một phần của hệ thống ELV tích hợp lớn hơn. Cho phép điều khiển trung tâm của nhiều hệ thống khác nhau.

5. Hệ thống bãi giữ xe thông minh

Kết hợp với các công nghệ tiên tiến và hiện đại như: giám sát bằng camera, kiểm soát lưu lượng xe vào/ra bằng hệ thống thẻ từ, nhận diện biển số…giúp cho hệ thống làm việc nhanh chóng và đảm bảo cho bãi giữ xe của bạn luôn vận hành với công suất cao mà không lo bị ùn tắc.

Lợi ích:

– Nâng cao hiệu suất công việc

– Giảm nhân sự, tiết kiệm chi phí, thời gian

– Điều hành phương tiện lưu thông dễ dàng, khoa học

– Kiểm soát chặt chẽ vấn đề tài chính.

6. Hệ thống báo cháy tự động

Hệ thống tự động phát hiện và báo động khi có cháy xảy ra nhằm giảm thiểu tối đa hậu quả mà nó có thể gây ra.

7. Hệ thống báo động chống trộm

Là một hệ thống bảo mật, theo đó mục đích chính của hệ thống này là có thể phát hiện bất kỳ sự cố đột nhập nào trong khu vực của bạn.

Có nhiều cảm biến được lắp đặt trên các phần khác nhau của hàng rào, cửa nhà, vì vậy bất cứ khi nào phát hiện ra sự xâm nhập ở một khu vực có rào chắn nhất định, nếu có camera quan sát gần đó, nhân viên an ninh sẽ có thể xem camera quan sát để xem sự xâm nhập nếu có thể. Nếu cần thiết, kiểm tra trực tiếp khu vực bất ổn về an ninh cũng là cần thiết để đảm bảo an ninh cho khu vực của bạn.

8. Hệ thống quản lý tòa nhà

Là một hệ thống đồng bộ cho phép điều khiển và quản lý mọi hệ thống kỹ thuật trong toà nhà như hệ thống điệnhệ thống cung cấp nước sinh hoạtđiều hoà thông giócảnh báo môi trường, an ninhbáo cháy – chữa cháy v.v…, đảm bảo cho việc vận hành các thiết bị trong tòa nhà được chính xác, kịp thời, hiệu quả, tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm chi phí vận hành

Hệ thống Intercom liên lạc nội bộ Intercom, sử dụng trong các chung cư cao tầng, kết hợp quản lý thang máy và bãi giữ xe

Hệ thống truyền hình vệ tinh, truyền hình cáp, sử dụng tín hiệu lấy trực tiếp từ đài phát hoặc qua nhà cung cấp dịch vụ truyền hình.

9. Hệ thống điều khiển chiếu sáng tự động

Giúp quản lý hệ thống ánh sáng một cách tiện lợi nhất, nâng cao hiệu suất sử dụng và tiết kiệm năng lượng cho hệ thống chiếu sáng.

10. Hệ thống chấm công và kiểm soát vào ra

Giúp quản lý thời gian làm việc của công nhân viên, cùng với phần mềm tích hợp có thể dễ dàng quản lý và trả lương nhân viên. Hiện nay bộ chấm công có nhiều cách cài đặt, có thể dùng thẻ, vân tay cũng như nhận diện khuôn mặt ….

Các bước cơ bản thi công hệ thống điện nhẹ tại Hà Nội

Các bước cơ bản thi công hệ thống điện nhẹ bao gồm:

Bước 1 Tiếp nhận nhu cầu của khách hàng

Khách hàng có nhu cầu lắp đặt hệ thống điện nhẹ để đảm bảo an ninh, tài sản của tòa nhà và quản lý công trình một cách tiện lợi và tiết kiệm nhất.

Bước 2: Khảo sát hiện trường và tư vấn

Sau khi tiếp nhận nhu cầu khách hàng chuyên viên của chúng tối sẽ đến tận nơi để khảo sát hiện trường để có thể biết thêm về nhu cầu và tư vấn chi tiết về hệ thống điện nhẹ, vị trí lắp đặt các thiết bị hợp lý, cách đi dây một cách rõ ràng và chi tiết nhất cho khách hàng.

Bước 3: Báo giá

Lên phương án thi công và vật tư đi kèm chúng tối sẽ gửi báo giá chi tiết cho khách hàng.

Bước 4: Thi công hệ thống

Thi công hệ thống theo đúng yêu cầu của khách hàng và bản vẽ . Trong giai đoạn lắp đặt hệ thống điện nhẹ, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật đề ra trong thiết kế kỹ thuật và đảm bảo thẩm mỹ, mỹ quan chung của công trình và khu vực lắp đặt các thiết bị.

Đồng thời kiểm tra chặt chẽ việc lắp đặt hệ thống, đảm bảo an toàn cho các thiết bị, giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác động vào thiết bị của hệ thống…

Sau khi hoàn thành việc lắp đặt hệ thống điện nhẹ tại các vị trí thì tiến hành kiểm tra và chạy thử nghiệm. Việc kiểm tra giúp đảm bảo cho hệ thống hoạt động một cách ổn định.

Bước 5: Bàn giao và thanh toán

Nghiệm thu, bàn giao, hướng dẫn sử dụng và cài đặt các phần mềm của hệ thống cho khách hàng. Khách hàng sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng đúng theo các điều khoản đã ký kết.

Sau khi thanh lý hợp đồng, công việc của chúng tôi vẫn chưa dừng lại ở đó. Chúng tôi sẽ tiếp tục bảo hành và bảo dưỡng cho hệ thống theo đúng hợp đồng đã ký kết.